Tuesday, June 30, 2015

Mùa thi (Đỗ Kim Bảng).


Tác giả: Đỗ Kim Bảng (đậu bảng vàng?).

Nguồn nhạc khuông:
http://vnguitar.net/attachments/mua-thi-1-jpg.4570/
http://vnguitar.net/attachments/mua-thi-2-jpg.4571/
http://vnguitar.net/threads/mua-thi-do-kim-bang.5168/

Nhạc âm thanh, giọng Pha trưởng:
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mua-thi-do-kim-bang-hoang-oanh.gme7UKoFxu.html

Tabs số harmonica diatonic tremolo kiểu châu Á 24 lỗ ghép với xướng âm giọng Đô trưởng:

Hôm nay: ngày thi,
7Xon4 7Xon4: 5Mi4 7Xon4,

Bao nhiêu người đi.
6La4 6La4 4Pha4 6La4.

Xe! rộn rịp,
10Rê5! 6La4 6La4,

Lớp! tràn người,
11Mi5! 9Đô5 9Đô5,

niềm vui vấn vương.
9Đô5 10Rê5 11Mi5 10Rê5.


Thi ơi là thi!
7Xon4 7Xon4 5Mi4 7Xon4!

Sinh "mi" làm chi!
6La4 6La4 4Pha4 6La4!

Bay(1) Nghẹn ngào,
10Rê5 6La4 6La4,

Bám(2) Ồn ào;
11Mi5 9Đô5 9Đô5;

buồn vui vì "mi".
9Đô5 10Rê5 7Xon4 9Đô5.


Đây, bao bộ mặt cười ra nước mắt
8Ti4, 8Ti4 5Mi4 5Mi4 6La4 9Đô5 11Mi5 14La5

than câu: "Học tài thi phậ...ơ...ân".
13Xon5 13Xon5: 10Rê5 10Rê5 12Pha5 10Rê5-12Pha5-11Mi5.

Đây, bao tiếng cười đắc chí, khoe rằng:
10Rê5, 10Rê5 11Mi5 6La4 11Mi5 11Mi5, 8Ti4 6La4:

"Phen này tao trượt thì ai đậu cho"
11Mi5 7Xon4 6La4 5Mi4 7Xon4 10Rê5 7Xon4 9Đô5.


Hôm nay còn thi;
7Xon4 7Xon4 5Mi4 7Xon4;

Mai kia còn thi.
6La4 6La4 4Pha4 6La4.

Ôi! Đời đời.
10Rê5! 6La4 6La4.

khóc cùng cười
11Mi5 9Đô5 9Đô5

hòa theo Mùa Thi
9Đô5 10Rê5 7Xon4 9Đô5.

Chú thích: (1) Trượt, (2) Đậu.

Friday, June 19, 2015

Các bài tập nhớ nốt kèn harmonica diatonic tremolo kiểu châu Á 24 lỗ giọng Đô (trưởng) phổ biến.

Các bài tập nhớ nốt kèn harmonica diatonic tremolo kiểu châu Á 24 lỗ giọng Đô (trưởng) phổ biến.

Lợi ích thực dụng nhất của chơi harmonica theo nốt nhạc là người chơi sẽ có khả năng mò nốt/ cảm âm tốt hơn.

Nếu xét việc nhớ cảm giác vị trí nốt trên các loại kèn thông dụng nhất thì harmonica chromatic có cần bấm là dễ nhất, kèn Blues là dễ nhì và kèn diatonic tremolo kiểu châu Á là khó nhất, do đó bài viết này tập trung vào kèn diatonic tremolo kiểu châu Á 24 lỗ giọng Đô.

Thổi hút và đưa môi qua lại thì chẳng có gì khó cả, cái khó mà cần luyện để nhớ là đọc đến tên nốt gì trong đầu thì biết là chơi lỗ nào, chiều hơi nào. Vậy thì việc xướng âm thầm (đọc tên nốt thầm) là rất quan trọng, nhất thiết phải có.

Ban đầu thì cứ theo tabs số, khi đã quen thì đọc thầm tên nốt, không cần đọc "thành tiếng" số hiệu của quãng tám ở bên phải tên nốt vì nó tương đương với "dấu thanh tiếng Việt" trong âm nhạc.

Thứ tự các bài tập thì tùy ý, bài nào dễ thì tập trước, bài nào khó thì tập sau, tùy theo cảm nhận của mỗi người. Thậm chí có thể chỉ cần tập một số bài, bỏ các bài còn lại. Mục đích cuối cùng, tối hậu là nhớ cảm giác vị trí nốt trên kèn. Mục đích phụ là có được cảm giác về nốt chủ âm và điệu thức.

Định dạng: tabs số ghép với xướng âm.


Bài tập 1: Các nốt thổi ra liên tiếp nhau trên kèn:


Xuôi: 1Xon3 3Đô4 5Mi4 7Xon4 9Đô5 11Mi5 13Xon5 15Đô6 17Mi6 19Xon6 21Đô7 23Mi7.

Ngược: 23Mi7 21Đô7 19Xon6 17Mi6 15Đô6 13Xon5 11Mi5 9Đô5 7Xon4 5Mi4 3Đô4 1Xon3.


Bài tập 2: Các nốt hút vào liên tiếp nhau trên kèn:


Xuôi: 2Rê4 4Pha4 6La4 8Ti4 10Rê5 12Pha5 14La5 16Ti5 18Rê6 20Pha6 22La6 24Ti6.

Ngược: 24Ti6 22La6 20Pha6 18Rê6 16Ti5 14La5 12Pha5 10Rê5 8Ti4 6La4 4Pha4 2Rê4.


Bài tập 3: Các nốt liên tiếp nhau trên kèn:


Xuôi: 1Xon3 2Rê4 3Đô4 4Pha4 5Mi4 6La4 7Xon4 8Ti4 9Đô5 10Rê5 11Mi5 12Pha5 13Xon5 14La5 15Đô6 16Ti5 17Mi6 18Rê6 19Xon6 20Pha6 21Đô7 22La6 23Mi7 24Ti6.

Ngược: 24Ti6 23Mi7 22La6 21Đô7 20Pha6 19Xon6 18Rê6 17Mi6 16Ti5 15Đô6 14La5 13Xon5 12Pha5 11Mi5 10Rê5 9Đô5 8Ti4 7Xon4 6La4 5Mi4 4Pha4 3Đô4 2Rê4 1Xon3.


Bài tập 4: Tập chạy các nốt theo thứ tự của thang âm trưởng:


Quãng tám 3: 1Xon3

Quãng tám 4 (khó nhất):

Xuôi: 3Đô4 2Rê4 5Mi4 4Pha4 7Xon4 6La4 8Ti4 9Đô5.

Ngược: 9Đô5 8Ti4 6La4 7Xon4 4Pha4 5Mi4 2Rê4 3Đô4.

Quãng tám 5 (dễ nhất):

Xuôi: 9Đô5 10Rê5 11Mi5 12Pha5 13Xon5 14La5 16Ti5 15Đô6.

Ngược: 15Đô6 16Ti5 14La5 13Xon5 12Pha5 11Mi5 10Rê5 9Đô5.

Quãng tám 6 (khó vừa):

Xuôi: 15Đô6 18Rê6 17Mi6 20Pha6 19Xon6 22La6 24Ti6 21Đô7.

Ngược: 21Đô7 24Ti6 22La6 19Xon6 20Pha6 17Mi6 18Rê6 15Đô6.

Quãng tám 7:

Xuôi: 21Đô7 23Mi7.

Ngược: 23Mi7 21Đô7.


Bài tập 5: Tập chạy các nốt theo thứ tự của thang âm nói chung:


Xuôi: 1Xon3  3Đô4 2Rê4 5Mi4 4Pha4 7Xon4 6La4 8Ti4  9Đô5 10Rê5 11Mi5 12Pha5 13Xon5 14La5 16Ti5  15Đô6 18Rê6 17Mi6 20Pha6 19Xon6 22La6 24Ti6  21Đô7 23Mi7.

Ngược: 23Mi7 21Đô7  24Ti6 22La6 19Xon6 20Pha6 17Mi6 18Rê6 15Đô6  16Ti5 14La5 13Xon5 12Pha5 11Mi5 10Rê5 9Đô5  8Ti4 6La4 7Xon4 4Pha4 5Mi4 2Rê4 3Đô4  1Xon3.


Bài tập 6: Tập chạy các nốt theo thứ tự của thang âm thứ:


Chu kỳ 1 (quá thiếu nốt): 1Xon3.

Chu kỳ 2 (không đầy đủ):

Xuôi: 3Đô4 2Rê4 5Mi4 4Pha4 7Xon4 6La4.

Ngược: 6La4 7Xon4 4Pha4 5Mi4 2Rê4 3Đô4.

Chu kỳ 3:

Xuôi: 6La4 8Ti4 9Đô5 10Rê5 11Mi5 12Pha5 13Xon5 14La5.

Ngược: 14La5 13Xon5 12Pha5 11Mi5 10Rê5 9Đô5 8Ti4 6La4.

Chu kỳ 4:

Xuôi: 14La5 16Ti5 15Đô6 18Rê6 17Mi6 20Pha6 19Xon6 22La6.

Ngược: 22La6 19Xon6 20Pha6 17Mi6 18Rê6 15Đô6 16Ti5 14La5.

Chu kỳ 5 (thiếu nốt):

Xuôi: 22La6 24Ti6 21Đô7 23Mi7.

Ngược: 23Mi7 21Đô7 24Ti6 22La6.


Hai cách tập để nhớ cảm giác vị trí nốt khác là dùng nhãn viết ngược với gương soi và dùng phần mềm nghe âm để biết nốt đang tập là nốt gì.

Tuesday, June 16, 2015

Hướng dẫn cho mem mới tập Harmonica

Hướng dẫn cho mem mới tập Harmonica

Chào các mem mới của blog  Biểu tượng cảm xúc smil

Thực sự có rất nhiều bạn yêu thích harmonica, yêu thích giai điệu của nó, cũng như thích những người chơi nó mà bạn đã từng được thấy ở các quán cafe nhạc sống, trên youtube, những khu ký túc sinh viên hay những khu vực công cộng... Nhưng đã khi nào bạn nghĩ mình sẽ là một nghệ sĩ biểu diễn trên những sân khấu lớn nhỏ, hay chỉ là những con người ngẫu hứng những giai điệu theo đam mê cùng bạn bè?
Đọc thêm... »

Little Lady - Sự tích chiếc Kèn Mini Harp đầu tiên và câu chuyện "Cô bé câm và điều kì diệu"

Little Lady - Sự tích chiếc kèn Mini Harp đầu tiên và câu chuyện "Cô bé câm và điều kì diệu"


Chắc hẳn  trong chúng ta, chiếc kèn harmonica đã quá đỗi thân thuộc. Chúng ta có thể kể ra được rất nhiều hãng kèn, dòng kèn từ nó, mỗi dòng có những nét độc đáo khác nhau... nhưng có một dòng kèn harmonica dường như bị lãng quên. 


"Mini Harmonica" - Một biểu tượng  tâm hồn, của những điều kì diệu trong cuộc sống. 



Little Lady - Sự tích chiếc kèn Mini Harp đầu tiên và câu chuyện "Cô bé câm và điều kì diệu"

Cuối thế kỉ 19, tại một ngôi làng ở Đức có tên là Trossingen, Christian Messner cùng người anh em họ của ông là Christian Weiss đã bắt đầu sản xuất harmonica và đã có được thành công nhất định. Vài năm sau, một thợ đồng hồ cùng làng, tên là Matthias Hohner, đã đến thăm xưởng sản xuất của Messner - Weiss và học được cách làm harmonica của họ. Sau đó, ông đã thành lập xưởng sản xuất lấy tên là Hohner.


Little Lady - Sự tích chiếc kèn Mini Harp đầu tiên và câu chuyện "Cô bé câm và điều kì diệu"

Vào một ngày đẹp trời, Messner biểu diễn Harmonica trên một con phố ở Trossingen. Thị xã Trossingen là một nơi náo nhiệt, tại nơi Messner đang biểu diễn có rất nhiều người đang coi biểu diễn rối bằng tay, ảo thuật... nhưng có một cô bé  câm  đang chăm chú lắng nghe tiếng kèn. Cô bé bị trầm cảm và luôn  xa lánh mọi người xung quanh, cô bé mang trong mình những nỗi mặc cảm về bản thân.

Năm đó, các bạn cùng lớp của cô bé được tập một bài hát truyền thống nước Đức, bài hát sẽ được đem đi diễn tại thị xã bên cạnh trong một đêm lễ hội ba tháng sau, và... chỉ có mình cô là không được tham dự. Cô bé rất buồn.


Những ngày sau cô vẫn tới và đợi để lắng nghe giai điệu harmonica của Messner cho tới khi hoàng hôn xuống.


Nhưng... ông ý không tới.


Cô bé không biết được rằng Messner chỉ là một thợ kim hoàn, ông chỉ có thói quen ra biểu diễn trên phố vào hai ngày cuối tuần, và ông không hề biết rằng, những ngày còn lại dù ông không tới, cô bé  vẫn ngồi ở vị trí đó như đang đợi một điều gì.



Little Lady - Sự tích chiếc kèn Mini Harp đầu tiên và câu chuyện "Cô bé câm và điều kì diệu"

Tuần thứ hai, tuần thứ ba... cô bé vẫn ngồi đó lắng nghe. Hình ảnh cô bé đó đặc biệt tới nỗi làm ông quên hết mọi thứ xung quanh, chơi những bản nhạc hay nhất mà ông có thể, như ông đang là một nghệ sĩ của riêng một quý cô nhỏ tuổi nào vây. Ông đã cảm nhận từ ánh mắt cô nhóc đang muốn nói điều gì đó. Cô bé đó... cũng đang muốn tự mình có thể cất lên những giai điệu như chính ông đang làm vậy

Messner muốn làm cho cô nhóc một món quà đầy ý nghĩa - một chiếc kèn bé xíu, 4 lỗ, nhỏ như một viên kẹo mạch nha và được bện qua một sợi dây nhỏ. Nó là món quà ông tự tay làm để tặng cô bé, một khán giả đặc biệt.


Và ông đã đeo nó lên cổ cô bé vào một ngày khi gặp lại.

Messner không hề biết tên cô bé, cũng chẳng bao giờ ông muốn hỏi, chỉ khắc lên một dòng chữ nhỏ "Little Lady" chứ không phải "Little Girl". Ông muốn coi cô bé là "Little Lady" - "một quý cô nhỏ", mong muốn cô bé hãy tin vào bản thân, như một cô gái trưởng thành, bản lĩnh và sẽ thật tài giỏi. 


Cô bé rất cảm kích trước tấm lòng của ông. Cô luôn đeo chiếc mini harmonica đó trên cổ, luôn hăng say tập luyện mọi lúc mọi nơi. Nó như là một vật bất li thân của cô nhóc vậy. Dù cô bé không thể nói lời cảm ơn nhưng vẫn luôn  lắng nghe, đón nhận những gửi gắm của ông về cô với những cái gật đầu và nụ cười thân thiện, khác hẳn với hình ảnh một cô bé luôn thiếu sức sống và mặc cảm về bản thân .


Ba tháng sau buổi biểu diễn đên, cả hội chợ rất hiếu kì và thích thú với hình ảnh một cô bé đeo một chiếc vòng hoa trên đầu, trên cổ đeo một sợi dây chuyền lạ đang thổi đệm theo những giai điệu lôi cuốn cho cả lớp hát và nhận được những ánh mắt ngưỡng mộ từ tất cả mọi người. Và rất nhiều người đã tới ghi lại câu chuyện này.




Câu chuyện đó đã nhận được rất nhiều tình cảm của độc giả khi được đăng trên các tạp chí về nghị lực sống và vượt qua bản thân . 

Năm 1924, Hohner - mà sau này chính là tập đoàn sản xuất nhạc cụ Hohner danh tiếng cho đến ngày nay, đã cho ra mắt và giới thiệu một mẫu harmonica mini lấy tên Little Lady (mẫu kèn lấy cảm hứng từ chính câu chuyện của Messner) là mẫu harmonica thương mại nhỏ bé nhất trên thế giới, dài 3.5cm, nắp bằng thép không gỉ, được chế tác để có đủ các nốt nhạc trong một quãng tám và bạn có thể chơi được nhiều bản nhạc hoàn chỉnh từ cây mini harmonica này.



Năm 1930, tại Mỹ, Hohner đã giới thiệu và bày bán các mẫu Little Lady Gold, sản phẩm là sự kết hợp giữa một chiếc Harmonica mini 4 lỗ mạ vàng 14 carat với một sợi dây chuyền. Nó rất thích hợp với phụ nữ, làm quà tặng cho phụ nữ và họ có thể sử dụng chúng như một thứ đồ trang sức, mắc vào chìa khóa hay một điều gì đó tương tự...(tất nhiên giá cũng rất mắc như các dòng trang sức thông thường).



Vào tháng 12 năm 1956, một chiếc "Little Lady" đã được những phi hành gia vũ trụ Walter "Wally" Schirra và Tom Stafford trên tàu Gemini 6 mang theo với nhiệm vụ của họ là để kiểm tra khả năng lắp ghép và vận động của tàu vũ trụ Gemini

Khoảng năm giờ sau khi vận động thành công hai con tàu vũ trụ với các thăm dò được giao phó, hai phi hành gia Schirra và Stafford đã chơi bài "Jingle Bells" với chiếc khẩu cầm họ mang theo. Họ đu đưa theo các giai điệu, đóng vờ như một UFO hay như một ông già Noel Santa Claus trên  không gian rộng lớn thổi nên những giai điệu vui nhộn trước sự chứng kiến của hơn 3 tỷ người. Từ đó mọi người đã biết nhiều hơn về câu chuyện của "Little Lady"


Khi hoàn thành nhiệm vụ ngoài không gian, Schirra đã tặng nó lại cho một phi hành gia khác tên là Smithsonian, ông đã kiểm tra lại chiếc harmonica và nhận ra rằng nó vẫn còn khá tốt. 
Smithsonian đưa nó cho Bảo tàng vào năm 1967 và "Little Lady" sẽ mãi được biết tới như là một nhạc cụ được đem lên và chơi lần đầu tiên ngoài vũ trụ...



Từ đó những thập niên 65-70, cho tới giờ, harmonica mini đc bán ở bất cứ đâu, từ tiệm kim hoàn được chế tác cầu kì để tăng giá trị hay tới hiệu sách, ở một vài hàng lưu niệm hay những nơi chẳng liên quan tới nhạc cụ... người ta vẫn bán kèm những chiếc mini harp đó như những món tặng phẩm.

Mỗi khi một ai đó tặng cho một người một chiếc mini harmonica, nó không đơn thuần chỉ là một chiếc kèn phát ra âm thanh, nó còn là một lời động viên, và dành những cảm xúc, tâm tư người tặng vào chiếc kèn đó. Mong muốn người đón nhận và đeo nó luôn vững vàng, thành công trong cuộc sống! Về giá trị vật chất, một chiếc kèn đó không đáng giá, nhưng nó sẽ đáng giá bằng giá trị tâm hồn của người tặng. Người tặng cũng hi vọng chiếc kèn đó sẽ mang đến cho người nhận mọi niềm vui, những điều kì diệu trong cuộc sống.


Và đôi khi ai đó đem chiêc kèn tặng những người khác, có thể người ta không biết chơi, nhưng đôi lúc gặp một vài điều phiền muộn trong cuộc sống, người đeo nó cất lên vài âm thanh, giai điệu, chiếc kèn nhỏ xíu đó cũng làm tâm hồn ta thanh thản hơn


Nên ở nước ngoài họ thường tặng nhau chiếc kèn mini harmonica, kể cả người đó không chơi harmonica, vì nó là một nhạc cụ nhỏ bé nhất có thể đem đi mọi nơi, có thể cất lên những âm thanh trầm bổng xua tan cuộc sống bộn bề này.




Tôi cũng đã từng tặng 4 chiếc mini harmonica đó cho những người tôi yêu thuơng nhất. 3 người trong số họ đã từng đón nhận và đeo nó, như những gì tôi muốn gửi gắm. Với một chiếc harmonica mini, nó không chỉ là một chiếc kèn đồ chơi trang sức.

"Harmonica Mini" - Nó còn là một thứ truyền tải cảm xúc, tâm hồn của con người.


Còn bạn, bạn có muốn nhận một chiếc mini harmonica từ tôi không!

Tuesday, June 9, 2015

Quãng tám (octave, bát độ) là gì?

Quãng tám (octave, bát độ) là gì?


Có nhiều cách định nghĩa quãng tám, cách nào cũng đúng:

- Quãng tám là khoảng cách giữa hai nốt cùng tên nhưng khác cao độ/ tần số âm thanh, ví dụ, khoảng cách giữa nốt Đô5 nghe trầm hơn và nốt Đô6 nghe bổng hơn, hoặc

- là khoảng cách giữa hai nốt có tần số âm thanh hơn kém nhau một số nguyên dương bội 2 lần, ví dụ, nốt La4 có tần số gấp 2*1 lần nốt La3, ít hơn gấp 2*1 lần nốt La5, nốt La6 có tần số gấp 2*2 lần nốt La4, nốt La4 có tần số ít hơn gấp 2*2 lần nốt La6, hoặc

- là khoảng cách trong một thang âm diatonic giữa hai nốt mà ở giữa chúng là 6 nốt còn lại, ví dụ, trong thang âm diatonic Đô-Rê-Mi-Pha-Xon-La-Ti, nốt Đô4 sẽ cách nốt Đô5 bằng 6 nốt còn lại là Rê4, Mi4, Pha4, Xon4, La4, Ti4 hoặc

- là khoảng cách giữa hai nốt trong thang âm diatonic mà chứa 8 nốt, kể cả 2 nốt tận cùng ở hai đầu của khoảng cách, ví dụ, có 8 nốt Đô4, Rê4, Mi4, Pha4, Xon4, La4, Ti4, Đô5 được gồm vào trong khoảng cách giữa hai nốt Đô4 và Đô5, hoặc

- là khoảng cách 12 bán cung.

- Trên cây kèn Blues ("diatonic" 10 lỗ):

+ là các nốt mà có cùng chiều hơi thổi, ở mỗi hai lỗ mà cách nhau mỗi hai lỗ khác, ví dụ như các nốt +1, +4, +7 và +10.

+ là các nốt mà có cùng chiều hơi hút, ở mỗi hai lỗ mà cách nhau mỗi ba lỗ khác, ví dụ như các nốt -4 và -8; các nốt -3 và -7.

- Trên cây kèn diatonic tremolo kiểu châu Á 24 lỗ ("tremolo" thông dụng):

+ là các nốt mà có cùng chiều hơi thổi, ở mỗi hai lỗ mà cách nhau mỗi 5 lỗ khác, ví dụ như các nốt 1, 7, 13,...

+ là các nốt mà có cùng chiều hơi hút, ở mỗi hai lỗ mà cách nhau mỗi 7 lỗ khác, ví dụ như các nốt 2, 10, 18,...

- Trên cây kèn chromatic có cần bấm xếp âm kiểu solo 12 lỗ ("chromatic thông dụng"), với cùng tư thế cần bấm:

+ là các nốt mà có cùng chiều hơi thổi, ở mỗi hai lỗ mà cách nhau mỗi 3 lỗ khác, ví dụ như các nốt +1, +5, +9.

+ là các nốt mà có cùng chiều hơi hút, ở mỗi hai lỗ mà cách nhau mỗi 3 lỗ khác, ví dụ như các nốt -1, -5, -9.

Các nốt cách nhau (nhiều) quãng tám được chơi cùng lúc sẽ gây hiệu ứng quãng tám.

Saturday, June 6, 2015

Ký hiệu -3‘’ là cái gì vậy?

Ký hiệu -3‘’ là cái gì vậy?


Có nghĩa là dấu trừ, rồi số 3, rồi hai dấu nháy đơn (không phải là một dấu nháy đôi/ dấu ngoặc kép, mặc dù về hình thức thì có thể nhìn giống hoặc dùng dấu nháy đôi viết thay thế).

Rất nhiều bạn đã trả lời câu hỏi này là "Đây là bend" hoặc "Bend/ thổi ra nốt La trên cây "diatonic"".

Như vậy là đúng, nhưng chưa đủ.

Nói về bend ở một lỗ nào đó của cây kèn Blues 10 lỗ, cần nói rõ là bend (xuống) bao nhiêu bán cung kể từ nốt không bend có cùng chiều hơi.

Xét riêng lỗ 3, -3‘’ có nghĩa là bend (xuống) ở chiều hơi hút ở lỗ 3 xuống 2 bán cung kể từ nốt -3.

Nói về nốt La, nó chỉ đúng trên cây kèn Blues giọng Đô vì trên cây kèn này, -3 là nốt Ti4, và -3‘’ sẽ hạ nó xuống 2 bán cung để nó trở thành nốt La4. Nếu cây kèn ở giọng khác, không phải Đô, -3 sẽ không còn là Ti4 và do đó -3‘’ sẽ không còn là La4.

Mỗi dấu nháy đơn (') trong ký hiệu tượng trưng cho một bán cung mà thấp hơn nốt không bend ở cùng chiều hơi. Có 1 dấu là thấp hơn 1 bán cung, có hai dấu là thấp hơn 2 bán cung, vân vân. Tức là số lượng của các dấu nháy đơn quy ước các nốt hoàn toàn khác nhau, không thể nói chung chung là bend.

Cuối cùng, "bend" là gì?

Như nghĩa tiếng Anh, nó là uốn cong một cái gì đó, mà ở đây là "uốn cong" một nốt nhạc thành một nốt khác khác cao độ. Cụ thể ở đây, nốt -3 bị "uốn cong", biến đổi cao độ thành nốt -3‘’.

Nhưng mà làm thế nào để bend?

Bend là một kỹ thuật được dân Tây chơi kèn Blues xếp vào loại "trung cấp", tức là người mới tập chơi chưa thể dùng ngay kỹ thuật này được. Nó sẽ được nói đến ở các bài viết khác.

07/06/2015

Ten hien thi

Dịch giọng (transpose) là gì?

Dịch giọng (transpose) là gì?




Dịch giọng nghĩa là hạ thấp hoặc nâng cao tần số âm thanh (cao độ) của tất cả các nốt của một bài nhạc theo một tỉ lệ nào đó (nói cách khác là theo một số các bán cung nào đó), do đó tỉ lệ giữa các tần số âm thanh (nói cách khác là khoảng cách tính theo bán cung) của các nốt trong nội bộ bài nhạc sau khi dịch giọng là không đổi so với bài nhạc gốc.

Ví dụ, xét đoạn nhạc ngắn mở đầu bài "Cháu đi mẫu giáo" là "Cháu lên ba".

Ở giọng Đô trưởng, trên cây harmonica diatonic tremolo kiểu châu Á 24 lỗ giọng Đô, nó được chơi là (định dạng tabs số ghép với xướng âm):

5Mi4 2Rê4 3Đô4

Khi dịch giọng tất cả các nốt lên 5 bán cung chẳng hạn, thì nốt 5Mi4 nâng lên 5 bán cung trở thành nốt 6La4, nốt 2Rê4 nâng lên 5 bán cung trở thành nốt 7Xon4, nốt 3Đô4 nâng lên 5 bán cung trở thành nốt 4Pha4. Đoạn nhạc sau khi dịch giọng trở thành:

6La4 7Xon4 4Pha4

Xét khoảng cách bán cung giữa các nốt trong nội bộ từng giọng ở giọng nguyên thủy và giọng sau khi dịch giọng thì có thể thấy rằng nốt "Cháu" luôn luôn cao hơn nốt "lên" 2 bán cung, nốt "lên" luôn luôn cao hơn nốt "ba" 2 bán cung bất chấp ở giọng nào.

Dịch giọng được thực hiện ở hai dạng giác quan là đọc và nghe.

Ở dạng đọc, người dịch giọng sẽ nhìn một bản nhạc viết trên giấy hoặc hiện trên máy tính rồi viết lại hoặc chơi hay hát lại bản nhạc ở một giọng khác. Cách dịch giọng này khá dễ dàng miễn là người dịch giọng biết nhạc lý và kỹ năng chơi nhạc cụ đủ cao.

Ở dạng nghe, người dịch giọng phải nghe một bản nhạc được chơi thành âm thanh phát ra từ một cuộc biểu diễn sống hay từ máy móc phát âm (máy đọc đĩa, máy đọc MP3 hoặc máy tính nối mạng Internet) rồi dịch nó sang giọng khác bằng cách viết lại hoặc dùng máy móc, chương trình máy tính để thay đổi lại tần số bài nhạc. Cách dịch này khó hơn và cần nhiều kinh nghiệm nghe nhạc hơn.

Mục đích phổ biến của dịch giọng trong đời sống âm nhạc là thay đổi "sắc thái" của bài nhạc hoặc làm cho nó nghe mới mẻ hơn.

Trong nghệ thuật chơi harmonica, nhất là loại diatonic, mục đích của dịch giọng là chuyển các nốt của bài nhạc nguyên thủy mà không có hoặc khó chơi trên cây kèn thành các nốt có mặt và/ hoặc dễ chơi hơn trên cây kèn (không cần bend hoặc overbend chẳng hạn) trong khi vẫn bảo tồn được "ý nghĩa" của bài nhạc đó.

07/06/2015

Ten hien thi

Friday, June 5, 2015

Có khi nào mà một nốt nhạc lại có hai tên hay không?

Có khi nào mà một nốt nhạc lại có hai tên hay không?

Như các bạn đã thấy, có những vị trí trên vòng tròn 12 nốt này (được gọi là vòng tròn chromatic, chromatic circle) được ghi bằng hai tên nốt mà cách nhau bằng một dấu sổ xiên (/). Điều đó có nghĩa rằng hai tên nốt ở mỗi vị trí như thế thực chất là tương đương về mặt ý nghĩa. Ví dụ, vị trí C#/Db thì biểu diễn chỉ một âm thanh mà thôi, trên đàn piano thì cũng chỉ là một phím nào đó mà thôi, trên kèn harmonica thì chỉ là một ký hiệu tabs số mà thôi, nhưng lúc thì người ta gọi nó là C#, lúc thì người ta gọi nó là Db.

Rất có thể có một cách viết nhạc nào đó khác mà đặt các tên khác biệt, "bình đẳng" cho mỗi nốt trong 12 nốt, nhưng cách viết này dường như ngắn gọn và dễ nhớ hơn, nó mượn 7 tên nốt "không thăng giáng" (còn được gọi là các nốt "tự nhiên", natural notes) C, D, E, F, G, A và B để đặt tên cho các nốt còn lại (các nốt "thăng giáng", sharp/ flat notes). Mỗi nốt thăng giáng sẽ lấy tên của nốt tự nhiên bên trên nó rồi viết dấu giáng b vào bên cạnh, ý là nốt bên trên được giáng (giảm/ hạ) xuống nửa cung, hoặc lấy tên của nốt tự nhiên bên dưới nó rồi viết dấu thăng # vào bên cạnh, ý nói là nốt bên dưới được thăng (tăng/ nâng) lên nửa cung.

Trong một số trường hợp đặc biệt, ở những chỗ mà các nốt tự nhiên chỉ cách nhau nửa cung, như ở chỗ E-F hoặc B-C, nốt này sẽ được biểu diễn dưới dạng nốt thăng hay giáng từ nốt kia. Ví dụ, nốt E được xem là nốt giáng từ nốt F và được viết là Fb, nốt F được xem là nốt thăng từ nốt E và được viết là E#; điều này cũng tương tự cho cặp nốt B-C.

Tuy cách viết nhạc này có việc "mượn" tên nốt này để viết tên nốt khác nhưng trong việc nghe nhạc, âm thanh của các nốt này là hoàn toàn bình đẳng với nhau, không có cái nào chính hay phụ hơn cái nào, không có cái nào nghe hay hay dở hơn cái nào. Tất cả việc đặt tên nốt chỉ là quy ước tương đối của con người, cụ thể là người phương Tây, và việc mà nốt này là "thăng giáng", nốt kia là "tự nhiên"/ "không thăng giáng" thực chất cũng chỉ mang tính tương đối giữa các nốt với nhau. Người phương Tây quy ước âm thanh có tần số 440Hz mang tên A4 (La4) không thăng giáng nhưng người Việt Nam biết đâu lại gọi nó là nốt Tí thăng 5 hay Tèo giáng 7 thì cũng chẳng có vấn đề gì :D

Việc quy định phím đen hay trắng trên đàn piano thì cũng mang tính tương đối thế thôi :D

Nhưng cái gì mà đã thành thói quen/ quy ước quốc tế thì cứ lấy thế mà dùng lại thôi :D

05/06/2015

Ten hien thi

Trong âm nhạc phổ thông, có tất cả bao nhiêu nốt nhạc?

Trong âm nhạc phổ thông, có tất cả bao nhiêu nốt nhạc?


Như phần lớn chúng mình mà đều dùng cây kèn (diatonic) tremolo 24 lỗ (kép) và cây "diatonic" 10 lỗ đơn giọng Đô (key C) đều biết thì trên cây kèn có 7 tên nốt là Đô, Rê, Mi, Pha, Xon, La và Ti (Xi theo cách gọi cũ).

Các nốt này được biểu diễn dưới dạng tabs số, và khi chơi các bài nhạc theo tabs số do có người soạn sẵn, chúng mình phần lớn là nghe thấy ổn, nghe ra được bài nhạc muốn nghe.

Nhưng khi chúng mình cố dùng cây kèn có 7 nốt đó để bắt chước lại (karaoke bằng kèn) âm thanh của cũng các bài nhạc quen thuộc đó trong các đĩa CD, VCD, DVD, trên mạng Internet, trên TV hay trên radio,... thì rất nhiều khi có một hiện tượng khá kỳ cục xảy ra: Không hiểu sao lại có những âm thanh của bài nhạc mà cây kèn không bắt chước được, dù bài nhạc nghe vẫn đúng, vẫn quen thuộc.

Vậy là, trong thế giới âm nhạc phổ thông bao quanh chúng mình, vẫn tồn tại những âm thanh, hay nói đúng hơn là những nốt nhạc, mà cây kèn (diatonic) của chúng mình không có.

Chúng là những nốt nhạc nào? Vậy thì tổng cộng có bao nhiêu nốt nhạc trong âm nhạc phổ thông?

Theo nhạc lý (lý thuyết âm nhạc) phổ thông, có tất cả 12 (tên) nốt nhạc chứ không chỉ có 7. Hai nốt nhạc liền kề nhau trong 12 nốt này cách nhau một khoảng cách là 1 bán cung/ nửa cung. Bài viết này có giải thích về bán cung/ nửa cung là gì:
http://theharmonica.blogspot.com/2015/06/ban-cung-nua-cung-la-gi.html

7 nốt nhạc trên cây kèn phổ thông nhất (diatonic) của chúng mình chỉ là một phần của tập hợp 12 nốt nhạc nói trên.

Khi chúng ta đi xuôi hay ngược chiều dãy 12 nốt nhạc này, sẽ có một hiện tượng xảy ra là khi kết thúc 12 nốt này, sẽ có 12 nốt khác tiếp nối vào, không có điểm kết thúc, và 12 nốt nối vào này có tên và trật tự giống hệt với 12 nốt trước đó. Các nốt mà cùng tên với nhau thì cách nhau một số tự nhiên lần 12 bán cung (12BánCung * n với n là số tự nhiên) và chúng được gọi là các nốt cách nhau một hay nhiều quãng tám (octave, bát độ).

Vậy thì 12 (tên) nốt nhạc này được sắp xếp có chu kỳ, lặp đi lặp lại, do đó người ta mượn hình ảnh của đường tròn không đầu không cuối hay cái mặt đồng hồ để biểu diễn 12 nốt này, giống như hết 12 giờ ban ngày thì lại đến 12 giờ ban đêm, hết 12 giờ ban đêm lại đến 12 giờ ban ngày,... tuy ngày đêm khác nhau (khác nhau về quãng tám) nhưng cũng chỉ có bấy nhiêu tên nốt mà thôi. 7 (tên) nốt nhạc quen thuộc trên cây kèn "tremolo" 24 lỗ phổ thông cũng vậy, cũng lặp đi lặp lại nhưng bị hạn chế trong 3 quãng tám.

     
  

Sự lặp đi lặp lại này có thể thấy rất rõ trên bàn phím đàn organ (đàn bàn phím điện tử) hay đàn piano: Cứ sau 12 phím đen lẫn trắng liền kề nhau (hay cứ sau 7 phím trắng liền kề nhau) thì lại nối tiếp 12 phím đen trắng khác (7 phím trắng khác) mà có cách sắp xếp và màu sắc giống hệt. Số lần lặp đi lặp lại này trên cây piano thì lớn hơn trên cây harmonica phổ thông khá nhiều, có thể đến hơn 7 quãng tám, trong khi trên cây harmonica thì chỉ khoảng 3 quãng tám thôi.


Các phím trắng trên cây piano thì tương tự với tất cả các nốt của cây harmonica phổ thông (diatonic) giọng Đô, còn những phím đen thì cây harmonica phổ thông không có, ở cách chơi bình thường.

Do có nhiều sự lặp lại của cùng mỗi tên nốt ở các quãng tám khác nhau nhưng lại đại diện cho các âm thanh khác nhau, nên để phân biệt chúng, người ta thêm số hiệu của quãng tám vào bên phải của mỗi tên nốt. Ví dụ, nốt Đô4 và nốt Đô5 đều là hai nốt mang tên Đô, nhưng một cái ở quãng tám 4 và cái kia ở quãng tám 5, và chúng cách nhau một quãng tám.

3 quãng tám trên cây harmonica phổ thông là 4, 5 và 6, cộng thêm một số nốt "dư ra".

05/06/2015

Ten hien thi

Harmonica Tabs - Hạnh phúc bất ngờ (OST Come with love) - La Chí Tường

Harmonica Tabs - Hạnh phúc bất ngờ (OST Come with love) - La Chí Tường


Soạn Tabs: Kẻthua Cuộc Mạnh Mẽ

Tabs: Tremolo
Đọc thêm... »

Thursday, June 4, 2015

Harmonica Tabs - Em làm gì tối nay - Khắc Việt

Harmonica Tabs - Em làm gì tối nay - Khắc Việt


Tabs: Tremolo
Đọc thêm... »

Harmonica Tabs - Biết nói tại sao - Khắc Việt


Tabs: Tremolo

Đọc thêm... »

Quy ước viết nhạc bằng nốt chữ cái

Quy ước viết nhạc bằng nốt chữ cái.


Có nhiều cách viết nhạc khác nhau, thông dụng nhất là nhạc khuông (score, sheet music), rồi đến giản phổ của Tàu, xướng âm (Đô Rê Mi), tabs số, v.v...

Trong đó, có một cách viết mà khá chính xác, theo nhạc lý nhưng đơn giản, cô đọng hơn xướng âm, đó là kiểu viết nốt chữ cái.
Đọc thêm... »

Wednesday, June 3, 2015

Bán cung/ nửa cung là gì?


Khi nốt nhạc kia cao hơn nốt nhạc này một quãng tám, biết tần số của nốt nhạc này là x, vậy nốt nhạc kia có tần số gấp 2 lần nốt nhạc này, tức là x nhân 2, hay x nhân 2^1, hay x nhân 2 mũ 1, hay x*(2^1).
Đọc thêm... »