Quãng tám (octave, bát độ) là gì?
Có nhiều cách định nghĩa quãng tám, cách nào cũng đúng:
- Quãng tám là khoảng cách giữa hai nốt cùng tên nhưng khác cao độ/ tần số âm thanh, ví dụ, khoảng cách giữa nốt Đô5 nghe trầm hơn và nốt Đô6 nghe bổng hơn, hoặc
- là khoảng cách giữa hai nốt có tần số âm thanh hơn kém nhau một số nguyên dương bội 2 lần, ví dụ, nốt La4 có tần số gấp 2*1 lần nốt La3, ít hơn gấp 2*1 lần nốt La5, nốt La6 có tần số gấp 2*2 lần nốt La4, nốt La4 có tần số ít hơn gấp 2*2 lần nốt La6, hoặc
- là khoảng cách trong một thang âm diatonic giữa hai nốt mà ở giữa chúng là 6 nốt còn lại, ví dụ, trong thang âm diatonic Đô-Rê-Mi-Pha-Xon-La-Ti, nốt Đô4 sẽ cách nốt Đô5 bằng 6 nốt còn lại là Rê4, Mi4, Pha4, Xon4, La4, Ti4 hoặc
- là khoảng cách giữa hai nốt trong thang âm diatonic mà chứa 8 nốt, kể cả 2 nốt tận cùng ở hai đầu của khoảng cách, ví dụ, có 8 nốt Đô4, Rê4, Mi4, Pha4, Xon4, La4, Ti4, Đô5 được gồm vào trong khoảng cách giữa hai nốt Đô4 và Đô5, hoặc
- là khoảng cách 12 bán cung.
- Trên cây kèn Blues ("diatonic" 10 lỗ):
+ là các nốt mà có cùng chiều hơi thổi, ở mỗi hai lỗ mà cách nhau mỗi hai lỗ khác, ví dụ như các nốt +1, +4, +7 và +10.
+ là các nốt mà có cùng chiều hơi hút, ở mỗi hai lỗ mà cách nhau mỗi ba lỗ khác, ví dụ như các nốt -4 và -8; các nốt -3 và -7.
- Trên cây kèn diatonic tremolo kiểu châu Á 24 lỗ ("tremolo" thông dụng):
+ là các nốt mà có cùng chiều hơi thổi, ở mỗi hai lỗ mà cách nhau mỗi 5 lỗ khác, ví dụ như các nốt 1, 7, 13,...
+ là các nốt mà có cùng chiều hơi hút, ở mỗi hai lỗ mà cách nhau mỗi 7 lỗ khác, ví dụ như các nốt 2, 10, 18,...
- Trên cây kèn chromatic có cần bấm xếp âm kiểu solo 12 lỗ ("chromatic thông dụng"), với cùng tư thế cần bấm:
+ là các nốt mà có cùng chiều hơi thổi, ở mỗi hai lỗ mà cách nhau mỗi 3 lỗ khác, ví dụ như các nốt +1, +5, +9.
+ là các nốt mà có cùng chiều hơi hút, ở mỗi hai lỗ mà cách nhau mỗi 3 lỗ khác, ví dụ như các nốt -1, -5, -9.
Các nốt cách nhau (nhiều) quãng tám được chơi cùng lúc sẽ gây hiệu ứng quãng tám.
No comments:
Post a Comment