Friday, June 5, 2015

Có khi nào mà một nốt nhạc lại có hai tên hay không?

Có khi nào mà một nốt nhạc lại có hai tên hay không?

Như các bạn đã thấy, có những vị trí trên vòng tròn 12 nốt này (được gọi là vòng tròn chromatic, chromatic circle) được ghi bằng hai tên nốt mà cách nhau bằng một dấu sổ xiên (/). Điều đó có nghĩa rằng hai tên nốt ở mỗi vị trí như thế thực chất là tương đương về mặt ý nghĩa. Ví dụ, vị trí C#/Db thì biểu diễn chỉ một âm thanh mà thôi, trên đàn piano thì cũng chỉ là một phím nào đó mà thôi, trên kèn harmonica thì chỉ là một ký hiệu tabs số mà thôi, nhưng lúc thì người ta gọi nó là C#, lúc thì người ta gọi nó là Db.

Rất có thể có một cách viết nhạc nào đó khác mà đặt các tên khác biệt, "bình đẳng" cho mỗi nốt trong 12 nốt, nhưng cách viết này dường như ngắn gọn và dễ nhớ hơn, nó mượn 7 tên nốt "không thăng giáng" (còn được gọi là các nốt "tự nhiên", natural notes) C, D, E, F, G, A và B để đặt tên cho các nốt còn lại (các nốt "thăng giáng", sharp/ flat notes). Mỗi nốt thăng giáng sẽ lấy tên của nốt tự nhiên bên trên nó rồi viết dấu giáng b vào bên cạnh, ý là nốt bên trên được giáng (giảm/ hạ) xuống nửa cung, hoặc lấy tên của nốt tự nhiên bên dưới nó rồi viết dấu thăng # vào bên cạnh, ý nói là nốt bên dưới được thăng (tăng/ nâng) lên nửa cung.

Trong một số trường hợp đặc biệt, ở những chỗ mà các nốt tự nhiên chỉ cách nhau nửa cung, như ở chỗ E-F hoặc B-C, nốt này sẽ được biểu diễn dưới dạng nốt thăng hay giáng từ nốt kia. Ví dụ, nốt E được xem là nốt giáng từ nốt F và được viết là Fb, nốt F được xem là nốt thăng từ nốt E và được viết là E#; điều này cũng tương tự cho cặp nốt B-C.

Tuy cách viết nhạc này có việc "mượn" tên nốt này để viết tên nốt khác nhưng trong việc nghe nhạc, âm thanh của các nốt này là hoàn toàn bình đẳng với nhau, không có cái nào chính hay phụ hơn cái nào, không có cái nào nghe hay hay dở hơn cái nào. Tất cả việc đặt tên nốt chỉ là quy ước tương đối của con người, cụ thể là người phương Tây, và việc mà nốt này là "thăng giáng", nốt kia là "tự nhiên"/ "không thăng giáng" thực chất cũng chỉ mang tính tương đối giữa các nốt với nhau. Người phương Tây quy ước âm thanh có tần số 440Hz mang tên A4 (La4) không thăng giáng nhưng người Việt Nam biết đâu lại gọi nó là nốt Tí thăng 5 hay Tèo giáng 7 thì cũng chẳng có vấn đề gì :D

Việc quy định phím đen hay trắng trên đàn piano thì cũng mang tính tương đối thế thôi :D

Nhưng cái gì mà đã thành thói quen/ quy ước quốc tế thì cứ lấy thế mà dùng lại thôi :D

05/06/2015

Ten hien thi

No comments:

Post a Comment