Friday, June 5, 2015

Trong âm nhạc phổ thông, có tất cả bao nhiêu nốt nhạc?

Trong âm nhạc phổ thông, có tất cả bao nhiêu nốt nhạc?


Như phần lớn chúng mình mà đều dùng cây kèn (diatonic) tremolo 24 lỗ (kép) và cây "diatonic" 10 lỗ đơn giọng Đô (key C) đều biết thì trên cây kèn có 7 tên nốt là Đô, Rê, Mi, Pha, Xon, La và Ti (Xi theo cách gọi cũ).

Các nốt này được biểu diễn dưới dạng tabs số, và khi chơi các bài nhạc theo tabs số do có người soạn sẵn, chúng mình phần lớn là nghe thấy ổn, nghe ra được bài nhạc muốn nghe.

Nhưng khi chúng mình cố dùng cây kèn có 7 nốt đó để bắt chước lại (karaoke bằng kèn) âm thanh của cũng các bài nhạc quen thuộc đó trong các đĩa CD, VCD, DVD, trên mạng Internet, trên TV hay trên radio,... thì rất nhiều khi có một hiện tượng khá kỳ cục xảy ra: Không hiểu sao lại có những âm thanh của bài nhạc mà cây kèn không bắt chước được, dù bài nhạc nghe vẫn đúng, vẫn quen thuộc.

Vậy là, trong thế giới âm nhạc phổ thông bao quanh chúng mình, vẫn tồn tại những âm thanh, hay nói đúng hơn là những nốt nhạc, mà cây kèn (diatonic) của chúng mình không có.

Chúng là những nốt nhạc nào? Vậy thì tổng cộng có bao nhiêu nốt nhạc trong âm nhạc phổ thông?

Theo nhạc lý (lý thuyết âm nhạc) phổ thông, có tất cả 12 (tên) nốt nhạc chứ không chỉ có 7. Hai nốt nhạc liền kề nhau trong 12 nốt này cách nhau một khoảng cách là 1 bán cung/ nửa cung. Bài viết này có giải thích về bán cung/ nửa cung là gì:
http://theharmonica.blogspot.com/2015/06/ban-cung-nua-cung-la-gi.html

7 nốt nhạc trên cây kèn phổ thông nhất (diatonic) của chúng mình chỉ là một phần của tập hợp 12 nốt nhạc nói trên.

Khi chúng ta đi xuôi hay ngược chiều dãy 12 nốt nhạc này, sẽ có một hiện tượng xảy ra là khi kết thúc 12 nốt này, sẽ có 12 nốt khác tiếp nối vào, không có điểm kết thúc, và 12 nốt nối vào này có tên và trật tự giống hệt với 12 nốt trước đó. Các nốt mà cùng tên với nhau thì cách nhau một số tự nhiên lần 12 bán cung (12BánCung * n với n là số tự nhiên) và chúng được gọi là các nốt cách nhau một hay nhiều quãng tám (octave, bát độ).

Vậy thì 12 (tên) nốt nhạc này được sắp xếp có chu kỳ, lặp đi lặp lại, do đó người ta mượn hình ảnh của đường tròn không đầu không cuối hay cái mặt đồng hồ để biểu diễn 12 nốt này, giống như hết 12 giờ ban ngày thì lại đến 12 giờ ban đêm, hết 12 giờ ban đêm lại đến 12 giờ ban ngày,... tuy ngày đêm khác nhau (khác nhau về quãng tám) nhưng cũng chỉ có bấy nhiêu tên nốt mà thôi. 7 (tên) nốt nhạc quen thuộc trên cây kèn "tremolo" 24 lỗ phổ thông cũng vậy, cũng lặp đi lặp lại nhưng bị hạn chế trong 3 quãng tám.

     
  

Sự lặp đi lặp lại này có thể thấy rất rõ trên bàn phím đàn organ (đàn bàn phím điện tử) hay đàn piano: Cứ sau 12 phím đen lẫn trắng liền kề nhau (hay cứ sau 7 phím trắng liền kề nhau) thì lại nối tiếp 12 phím đen trắng khác (7 phím trắng khác) mà có cách sắp xếp và màu sắc giống hệt. Số lần lặp đi lặp lại này trên cây piano thì lớn hơn trên cây harmonica phổ thông khá nhiều, có thể đến hơn 7 quãng tám, trong khi trên cây harmonica thì chỉ khoảng 3 quãng tám thôi.


Các phím trắng trên cây piano thì tương tự với tất cả các nốt của cây harmonica phổ thông (diatonic) giọng Đô, còn những phím đen thì cây harmonica phổ thông không có, ở cách chơi bình thường.

Do có nhiều sự lặp lại của cùng mỗi tên nốt ở các quãng tám khác nhau nhưng lại đại diện cho các âm thanh khác nhau, nên để phân biệt chúng, người ta thêm số hiệu của quãng tám vào bên phải của mỗi tên nốt. Ví dụ, nốt Đô4 và nốt Đô5 đều là hai nốt mang tên Đô, nhưng một cái ở quãng tám 4 và cái kia ở quãng tám 5, và chúng cách nhau một quãng tám.

3 quãng tám trên cây harmonica phổ thông là 4, 5 và 6, cộng thêm một số nốt "dư ra".

05/06/2015

Ten hien thi

No comments:

Post a Comment